Kitô giáo Dị_giáo

Khái niệm dị giáo được sử dụng bởi nhiều nhà thờ khác nhau miêu tả những người có tư tưởng khác với những điều được truyền dạy từ nhà thờ. Những người được gọi là những kẻ dị giáo.

Trong thời Trung cổ, việc buộc tội một người là dị giáo là phổ biến. Nếu những cáo buộc được chứng minh, thủ phạm phải trải qua một nghi lễ. Kể từ khi việc tra tấn được sử dụng, những lời buộc tội càng dễ dàng được chứng minh. Nghi lễ được thực hiện để cứu rỗi linh hồn của tội phạm bị kết án và thường bao gồm việc thiêu sống trên cọc.

Chúa Jesus cũng bị xem là dị giáo bởi các thủ lĩnh Do Thái đương thời (xem Phúc âm Matthew 26:57-67)

Giáo hội Công giáo Rôma cũng đã tìm thấy một vài điểm được xem là dị giáo trong phong trào Kháng Cách:

  • Các người theo nhóm Tin Lành xác định rằng niềm tin được dựa trên kinh thánh. Giáo hội Roma tuyên bố truyền thống của đạo cũng rất quan trọng.[5]
  • Nhóm Tin Lành nói rằng chỉ cần dựa vào niềm tin thì sẽ được cứu. Giáo hội Roma nói rằng muốn được cứu thì phải làm điều tốt lành nữa.
  • Nhóm tin lành ai cũng có thể đi tu và trở thành linh mục và chỉ có một điều kiện đòi hỏi là người đó đã được làm lễ rửa tội. Theo như giáo hội Roma và giáo hội Chính Thống thì linh mục phải được thông qua sự phong chức. Điều này có nghĩa là không phải ai cũng trở thành linh mục được.
  • Theo nhóm Tin Lành thì không có sự hóa thể từ bánh và rượu thành máu và thịt của Jesus trong lễ.
  • Theo nhóm Tin Lành thì Cuốn sách Roman Missal được coi là dị đạo.

Như một kết quả của sự Cải Cách Tin Lành, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đã được tạo ra trong lòng Giáo hội Công giáo Rôma để bảo vệ Giáo hội chống lại dị giáo và lạc thuyết. Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin nắm quyền trực tiếp quyết định cuối cùng để quyết định những gì tạo nên một điều dị giáo hoặc tà thuyết, và làm thế nào để dối phó với chúng.